Bối cảnh Chiến_dịch_Đông_Ấn_thuộc_Hà_Lan

Đông Ấn Hà Lan là mục tiêu chính trong Chiến tranh Thái Bình Dương của Nhật Bản, vì đây là vùng đất có rất nhiều nguyên liệu chiến lược từ thiếc, bôxit, niken cho đến cao su, lúa gạo và đặc biệt là dầu mỏ (sản lượng dầu mỏ của Đông Ấn Hà Lan đứng hàng thứ tư thế giới sau Hoa Kỳ, IranRomania vào thời điểm đó với 65 triệu thùng dầu mỗi năm[2]). Nhu cầu dầu mỏ của Nhật càng trở nên thiết yếu khi ngày 26 tháng 7 năm 1941, Hoa Kỳ tuyên bố phong tỏa tài sản của Nhật tại nước này, cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật. Tiếp theo đó, Anh hủy bỏ hiệp định thông thương giữa Nhật với Ấn ĐộMiến Điện, và Hà Lan cũng cấm xuất khẩu dầu hỏa và bauxite sang Nhật. Quyết định đình chỉ xuất khẩu dầu hỏa sang Nhật của Hoa Kỳ đã có ảnh hưởng quyết định đối với bộ máy chiến tranh Nhật Bản. Theo tính toán của Bộ tư lệnh Hải quân, lượng dầu mỏ dự trữ của Nhật chỉ dùng đủ trong hai năm và nếu không có cách giải quyết vấn đề này thì hải quân Nhật chẳng sớm hay muộn sẽ bị tê liệt.

Cuối tháng 11 năm 1941, chính quyền thuộc địa tại Đông Ấn Hà Lan bắt đầu chuẩn bị cho chiến tranh khi Hải quân Hoàng gia Hà LanKhông lực Đông Ấn Hà Lan được huy động.[3] Trong khi đó, ba ngày sau khi quyết định chính sách chiến tranh với Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan, chính phủ Nhật Bản vẫn quyết định chỉ xem Hà Lan là kẻ thù thực sự khi chiến tranh chính thức nổ ra, với mong muốn Hà Lan sẽ không phá hủy các cơ sở xăng dầu trước khi Nhật Bản đủ điều kiện tấn công.[4][5] 7 giờ sáng ngày 8 tháng 12, chính quyền Đông Ấn Hà Lan lệnh cho các tàu buôn cập hải cảng gần nhất và đưa ra thông cáo trên sóng vô tuyến rằng Hà Lan chấp nhận thách thức và sẵn sàng vũ trang chống lại Đế quốc Nhật Bản.[3] Hà Lan đưa ra lời tuyên chiến chính thức vào ngày 8 tháng 12 năm 1941[6] và hai ngày sau đó lời tuyên chiến này được đại sứ Hà Lan J. C. Pabst trao cho Ngoại trưởng Nhật Bản Tōgō Shigenori.[3]

Đông Ấn Hà Lan trải dài hơn 3.000 dặm từ đông sang tây và hơn 1.200 dặm từ bắc xuống nam, có tổng cộng 60 triệu dân, bao gồm năm hòn đảo chính: Sumatra, JavaCelebes (ngày nay là Sulawesi) hoàn toàn là thuộc địa của Hà Lan; đảo Borneo, chủ yếu là người Hà Lan sinh sống, có bốn vùng do Anh bảo hộ là Sarawak, Brunei, LabuanBắc Borneo thuộc Anh; và đảo New Guinea được chia nửa giữa Anh và Úc.[7]